Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Toán năm 2014

Nhãn: ,

          Theo kinh nghiệm của các GV tổ toán trường THPT Bình Phú (TP.TDM), tùy theo mỗi dạng toán, sau khi ôn tập các kiến thức cơ bản như các khái niệm, các tính chất và các công thức liên quan, GV giúp HS phân loại các dạng toán và phương pháp giải theo sơ đồ tư duy cho dễ nhớ. Trong mỗi trường hợp của mỗi dạng toán đều có bài tập mẫu, trong đó chỉ rõ các bước thực hiện và cách trình bày lời giải sao cho đạt điểm tối đa. Trong mỗi dạng toán, GV chỉ ra cho HS biết các sai sót mà các em thường gặp để rút kinh nghiệm.
Học sinh trường PTTH Đan Phượng tích cực ôn luyện thi
         Sau khi minh họa bằng các bài mẫu, GV kiểm tra sự tiếp thu của HS, sau đó cho các em tự giải các bài tập tương tự, yêu cầu HS nhận dạng, nêu các bước thực hiện và trình bày cách giải, qua đó GV uốn nắn những sai sót của HS. Các bài luyện tập chủ yếu là các bài tập cơ bản, các bài tập trong các đề thi tốt nghiệp của những năm trước và các bài tập tương tự. Với những HS thành thạo thì GV cho các em làm các bài tập khó hơn.
      GV Nguyễn Thanh Tân, trường THPT Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) chia sẻ kinh nghiệm, với môn toán HS không phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết HS phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, phải làm nhiều bài tập. HS phải tự làm những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản. Chính những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu được những điều nâng cao sau này. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng tư duy phân tích và tổng hợp các em có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
        Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải ít nhất 4 lần bài tập, hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng nguyên xi phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên.
          Các GV tổ toán – tin của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (TX.Tân Uyên) cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn toán. Trước khi lên lớp GV cần chuẩn bị thật tốt hệ thống bài tập, giáo án, bảo đảm mục đích đã đề ra cho từng tiết dạy. Mỗi bài tập đều yêu cầu tính cẩn thận, nghiêm túc, kể cả những bài dễ, chú ý chữa lỗi của HS trong cách trình bày bài giải. GV nên quan tâm nhiều hơn đối với HS yếu, cố gắng dạy HS yếu giải được các bài toán cơ bản. GV tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ bộ môn để giảng dạy. Xem trọng việc phân tích đề bài, phương pháp suy nghĩ để tìm lời giải, chuẩn mực trong từng bài giải, tránh qua loa, đại khái. Trong từng tiết dạy, GV chú ý chọn các bài tập phù hợp với sức học cho từng đối tượng HS.
Thầy Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Trung học Sở GD-ĐT đã nhắc nhở GV cần thực hiện ôn tập nhiều vòng. Nội dung tập trung vào kiến thức trọng tâm, không dàn trải, theo định hướng đề thi nhưng không ôn “tủ”. Trong mỗi tiết dạy cần có phần mở rộng nâng cao cho đối tượng HS trung bình – khá, khá – giỏi. Cần ra bài tập cho HS chuẩn bị trước khi lên lớp. Khi vào lớp chỉ cần sửa vài bài và ra thêm một số bài làm và sửa tại lớp nhằm gây hứng thú cho HS. Trong giờ học, GV phải làm việc với tất cả HS của lớp.

Học một cách thông minh

Nhãn:

Trung tâm luyện thi Đại học Newstar Đan Phượng: Học một cách thông minh và chủ động khiến chúng ta luôn hứng thú với bài học từ đó sẽ nâng cao hiệu quả học tập

                            Giữ tinh thần minh mẫn trước mọi kì thi

Với áp lực thi cử như thế, những phương pháp giúp các sĩ tử tập trung ôn thi để đạt được kết quả cao nhất đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng vạn thí sinh và gia đình.

·         Giảm căng thẳng mệt mỏi

Thời tiết oi bức của mùa hè kết hợp với áp lực thi cử sẽ càng làm cho các thí sinh dễ dàng bức bối, khó tập trung. Bởi vậy, càng gần đến kỳ ôn thi, các thí sinh càng cần phải giữ cho đầu óc thật sự thoái mái, giảm tối đa áp lực, căng thẳng...

Các chuyên gia sức khỏe khuyên khi rơi vào trạng thái stress, tốt nhất các thí sinh nên “chấn chỉnh” lại lịch học, cách học và chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mình ngay lập tức. Bạn cần hiểu, thành công thật khó có thể đạt được nếu sự căng thẳng, lo âu xuất hiện lâu dài.

Và nếu rơi vào trạng thái này, chắc chắn bạn không thể còn đủ minh mẫn để thu nạp kiến thức vào đầu. Lời khuyên dành cho bạn là hãy giảm bớt cường độ học tập để tinh thần được thoải mái, thư giãn. Sau khi tinh thần đã được phục hồi thoải mái, bạn quay lại học và sẽ thấy việc tiếp thu kiến thức được cải thiện rõ rệt.

Hãy nghỉ ngơi, tăng cường vận động ngoài trời như đi bộ, tán gẫu, đôc truyện cười, nghe nhạc ... Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại nước mát, giúp tỉnh táo, sảng khoái tinh thần như trà xanh sẽ giúp tinh thần và đầu óc bạn minh mẫn và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Điều quan trọng nữa là bạn cũng phải cho mình được ngủ đủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất.

Thức học bài quá khuya, thậm chí suốt đêm là một sai lầm lớn. Vì như thế đầu óc không được nghỉ ngơi, phục hồi. Mặt khác, trong một buổi học, bạn cũng phải tránh học liên tục 3 - 4 giờ liền, nên có những phút giải lao để làm thư giãn thần kinh, trí óc.

·                               Đọc đi đọc lại

Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng mục tiêu đó.

·                              Nắm ý chính

Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách.

·                           Trích lược những chi tiết quan trọng

Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn.

·                                 Đừng đọc to

Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn.

Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời.

·                             Ghi chép như thế nào?


Không thể ghi lại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150 - 200 chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau.

Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có.
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :

· Đặt tựa đề riêng cho đề mục.

· Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.

· Dùng những chấm riêng cho từng dòng.

· Xuống dòng cho mỗi chi tiết

· Chừa chỗ trống nhiều.

· Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.

+ Kỹ thuật ghi nhanh :

· Dùng từ viết tắt.

· Không viết nguyên âm.

· Dùng chữ bắt đầu một từ.

· Dùng ký hiệu quy ước.

· Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.

·                            Ghi chép ở đâu.

Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích.

Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này.

Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách.

Đánh dấu trong sách :

Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả.

·                               Ghi chép gì?        

Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe.

Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu.

Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.

·                              Sắp xếp những điều ghi chép

Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ.

Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức.

·          Kết luận

Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm:

- Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập

- Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép…

Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.

Nguồn tin: Trang Giáo dục thời đại


Dự thảo một số phương án thi và công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông

Nhãn:

DỰ THẢO
MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN THI VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT
  Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) yêu cầu: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” và Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”. Qua đánh giá ưu, nhược điểm các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) những năm trước đây; trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục và dư luận xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến có một số thay đổi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm sắp tới (trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới):

1. Miễn thi tốt nghiệp
a) Ngoài các đối tượng được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành (người học khiếm thị; người học lớp 12 được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực các môn văn hoá và được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ), các thí sinh (học sinh Giáo dục THPT và học viên Giáo dục thường xuyên) có kết quả học tập, rèn luyện tốt sẽ được miễn thi dựa theo các tiêu chí cơ bản sau:
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT;
+ Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp;
+ Kết quả các kỳ thi sáng tạo khoa học-kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế.
Thí sinh miễn thi được xếp loại tốt nghiệp dựa theo điểm trung bình cả năm lớp 12.
Thí sinh được miễn thi vẫn được quyền đăng ký dự thi tốt nghiệp để được xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp theo quy định tại mục 2 của văn bản này.
Trong kỳ thi đầu tiên, tỷ lệ miễn thi chung cho mỗi sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các sở GDĐT) tối đa là 20%. Tỷ lệ này có thể được xem xét điều chỉnh trong các năm sau.
b) Sở GDĐT căn cứ tỷ lệ miễn thi do Bộ GDĐT quy định, xây dựng phương án miễn thi của địa phương mình với các nội dung sau:
- Cụ thể hóa tiêu chí miễn thi; dự kiến phương án miễn thi của đơn vị, trong đó nêu rõ tỷ lệ miễn thi cho từng cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX thuộc phạm vi quản lý dựa trên các đánh giá của Sở về:
+ Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học;
+ Kết quả các hoạt động giáo dục mà cơ sở đã tổ chức thực hiện;
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh...;
- Lấy ý kiến của Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc trung tâm GDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường THPT) về phương án miễn thi;
- Hoàn thiện phương án và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam phê duyệt;
- Công khai phương án trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT thực hiện phương án miễn thi đã được phê duyệt và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
c) Hiệu trưởng trường THPT thực hiện các nội dung sau:
- Tham gia góp ý xây dựng phương án miễn thi theo yêu cầu của Giám đốc Sở GDĐT;
- Thành lập Hội đồng xét miễn thi của trường để xét miễn thi theo phương án đã được phê duyệt (Hội đồng gồm: Ban Chấp hành đảng bộ/chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện học sinh lớp 12);
- Công khai và xử lí các góp ý về danh sách học sinh được miễn thi do Hội đồng đề xuất;
- Trình Giám đốc Sở GDĐT duyệt danh sách học sinh được miễn thi.
2. Thi tốt nghiệp THPT
a) Môn thi:
Phương án 1:
Thí sinh thi 4 môn, gồm: 
 + 2 môn thi bắt buộc: Toán và Ngữ văn;
 + 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.
 Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); dự kiến: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Phương án 2:
Thí sinh thi 5 môn, gồm: 
 + 3 môn thi bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ;
 + 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.
 + Với môn ngoại ngữ: thí sinh GDTX và thí sinh giáo dục THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử sao cho không trùng với hai môn tự chọn nói trên.  
b) Hình thức thi:
 + Các môn Toán, Ngữ văn, Địa lí và Lịch sử: tự luận;
 + Các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học: trắc nghiệm;
 + Môn Ngoại ngữ có 2 phần thi: trắc nghiệm và viết luận.
c) Thời gian làm bài thi:
 + Môn Toán và Ngữ văn: 150 phút;
 + Môn Địa lí, Lịch sử và Ngoại ngữ: 90 phút;
 + Môn Vật lí, Hóa học và Sinh học: 60 phút.
d) Công nhận và xếp loại tốt nghiệp
   Việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp được thực hiện theo Quy chế thi. Điểm xét và công nhận tốt nghiệp được xác định như sau:

- Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN):

    ĐXTN = (Điểm TB các bài thi + điểm TB cả năm lớp 12)/2 + [Tổng điểm khuyến khích (nếu có)]/số bài thi

Điểm xếp loại tốt nghiệp (ĐXL):
     
    ĐXL = (Điểm TB các bài thi + Điểm trung bình cả năm lớp 12 ) /2
 Bộ Giáo dục và Đào tạo mong nhận được ý kiến đóng góp cho các nội dung của phương án điều chỉnh, thời gian đưa vào áp dụng và các công việc cần triển khai để thực hiện. Ý kiến đóng góp xin gửi theo địa chỉ: Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, 30 Tạ Quang Bửu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội hoặc email:cucktkd@moet.edu.vn trước ngày 20-01-2014.

Lãng phí từ những cổng chào tiền tỉ

Nhãn:

Lãng phí từ những cổng chào tiền tỉ


TT - “Hội chứng” xây dựng cổng chào xuất hiện trên dọc các tuyến đường qua các huyện, xã ngoại thành Hà Nội. Đáng nói là huyện xây cổng chào trước tốn 1,2 tỉ thì huyện xây cổng chào sau làm quy mô hơn tới 2,1 tỉ đồng.
Cổng chào vào Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đan Phượng (Hà Nội) được đầu tư đến 2,1 tỉ đồng
Nơi tập trung nhiều cổng chào của các huyện ngoại thành Hà Nội là tuyến quốc lộ 32 đi qua các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ. Trong khoảng 21km đường đi qua ba huyện này, ít nhất đã có năm cổng chào được đầu tư với nguồn vốn ngân sách hàng tỉ đồng.
Tại điểm đầu tiên thuộc địa phận huyện Hoài Đức, trên quốc lộ 32, UBND huyện Hoài Đức đã cho xây một cổng chào hai chiều hoành tráng. Tại huyện Phúc Thọ, những cổng chào điện tử có quy mô tương tự như ở huyện Hoài Đức cũng đã được đầu tư xây dựng, ghi dấu điểm đầu và điểm cuối địa phận của huyện trên quốc lộ 32. Ông Nguyễn Văn Liên - phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ - cho biết cả hai cổng chào của huyện này đều được xây dựng từ năm 2010 để chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với số tiền đầu tư khoảng 2,4 tỉ đồng. “Những cổng chào điện tử này sau đó được sử dụng để tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, dịp lễ tết hay thông tin các chủ trương quan trọng. Mỗi lần cần tuyên truyền chủ trương, sự kiện mới thì cài đặt lại, không có tốn kém gì thêm” - ông Liên nói.
Cuối năm 2012, huyện Đan Phượng “nổi trội” hẳn khi mạnh tay đầu tư xây hai cổng chào của huyện với tổng vốn 4,2 tỉ đồng! Ông Nguyễn Hữu Hoàng - phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, cho rằng việc xây dựng cổng chào ở thời điểm đó là thực hiện nguyện vọng của đảng bộ, nhân dân huyện. “Cổng chào vào Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đan Phượng đã làm đẹp và tạo ra phố đi bộ để người dân qua đó tập thể dục vào chiều tối” - ông Hoàng cho biết. Chúng tôi đặt vấn đề xây hai cổng chào tiêu tốn tới 4,2 tỉ đồng liệu có lãng phí, ông Hoàng nói: “Đây là những cổng chào vào cả một khu liên hiệp quy mô lớn, phục vụ các sự kiện quan trọng. Đâu có ai nêu ý kiến lãng phí gì đâu”.
Cấp xã của huyện Đan Phượng cũng “khoái” xây cổng chào. Xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) xây cổng chào 200 triệu đồng. Thôn Đông Khê (xã Đan Phượng) xây cổng chào 800 triệu đồng. “Ở cấp xã và thôn thì vốn làm cổng chào đều do người dân đóng góp để làm chứ ngân sách không cấp” - ông Hoàng lý giải.
Về việc các huyện xây cổng chào tiền tỉ, ông Lê Văn Hoạt - phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội - cho biết trong bố trí ngân sách hiện nay, ngân sách của quận, huyện do HĐND quận, huyện quyết, chứ không phải TP quyết. Tuy nhiên, ông Hoạt nhìn nhận: “Với những nơi đã đầu tư tiền tỉ xây cổng chào thì chuyện cũng đã rồi. Còn những nơi đang có dự định xây dựng cổng chào tiền tỉ thì phải xem lại, vì trong điều kiện kinh tế khó khăn, ngân sách khó khăn như hiện nay không cho phép thoải mái chi tiêu như thế, mà phải thắt chặt theo đúng tinh thần tiết kiệm”.
XUÂN LONG

http://tuoitre.vn/Ban-doc/580224/lang-phi-tu-nhung-cong-chao-tien-ti.html

Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò

Nhãn:


Sáng nay, các học sinh lớp 12 ở Hà Nội đã làm lễ bế giảng, tạm biệt mái trường phổ thông. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, những dòng lưu bút chúc nhau điều tốt đẹp, những trò nghịch ngợm tuổi học trò lại tái hiện.


Trong lễ bế giảng, gần 400 học sinh khối 12 THPT Trần Phú thể hiện quyết tâm đỗ ở các kỳ thi sắp tới.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Ngày chia tay tuổi học trò, các nữ sinh đều diện áo dài, trang điểm xinh xắn.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Nhiều cô giáo, thầy giáo bùi ngùi tạm biệt các cô cậu học trò nghịch ngợm.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
"Cái lũ quỷ này nghịch ngợm nhưng rất đáng yêu đây".
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Đang buồn bã, cô Vân, chủ nhiệm lớp 12A5 bị các học trò tung lên khiến không khí buồn vui lẫn lộn.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Trên áo học trò không thể thiếu vần lưu bút của cô.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Và cô chỉ biết chúc các em có kết quả cao trong hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Bạn bè cũng lần lượt gửi chúc tụng nhau dầy đặc trên áo.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Khi bài hát 'Mong ước kỷ niệm xưa' vang lên, không chỉ có nữ sinh bùi ngùi xúc động rơi nước mắt...
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
... mà các nam sinh cũng oà khóc.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Những giây phút tinh nghịch trên sân trường lần cuối.
Nước mắt ngày chia tay tuổi học trò
Các cô cậu học trò cứ ôm chặt bạn mãi không muốn rời xa.
Khánh Huyền

Khai giảng lớp tiếng anh cho thiếu nhi Hè 2013



Tiếng Anh Thiếu Nhi – Newstar Kids là khoá học nền tảng được thiết kế dành cho các em tuổi từ 7-12. Khoá học bao gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, cũng như Ngữ âm, Phát âm và xây dựng vốn từ vựng.
Do tầm quan trọng của việc giao tiếp miệng, khoá học sẽ tập trung phát triển kỹ năng Nghe hiểu và Nói lưu loát. Tùy vào đối tượng, NewStar sẽ xếp các em vào các lớp có cấp độ khác nhau
MỤC TIÊU KHÓA HỌC 
- Các em có được nền tảng về phát âm và từ vựng ngay từ nhỏ
- Luyện tập cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ đơn giản 

- Luyện giao tiếp phản xạ
- Biết cách tư duy và luyện phát triển tiếng Anh hàng ngày 
- Nền tảng kiến thức để học các trình độ cao hơn 
Giáo trình: Let’s Go + Tài liệu phát tay 
Học phí 25 000 – 30 000/buổi (chưa kể giáo trình)
Qui định lớp học  như sau: Sau buổi học đầu tiên, em nào quyết định theo học thì sẽ nộp tiền học phí cho 10 buổi  và tiền giáo trình vào buổi thứ 2
Mời  Các bậc phụ huynh đưa con em mình  đến TT New Star  đăng ký  học
Hoặc gọi điện theo số ĐT: 0912507712  để được tư vấn!
Đ/c: Khu chợ Thương Binh – Đội 5  Đại Phùng Đan Phượng - Đan Phượng – Hà Nội

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ nằm trong chương trình THCS

Nhãn:

Nội dung đề thi nằm trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD-ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đây là một kỳ thi tuyển nên chủ trương chung là sẽ có câu hỏi “mở” nhằm kiểm tra khả năng suy luận, sáng tạo của thí sinh.



Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: 4 yếu tố cần tham khảo trước khi đăng ký
Trao đổi với chúng tôi về tuyển sinh lớp 10 năm học 2013-2014, ông Nguyễn Tiến Đạt - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết:
- Năm học 2013-2014 TP sẽ tuyển 58.263 học sinh (HS) vào lớp 10 công lập (trong đó có 54.884 HS vào lớp thường, 2.415 HS vào lớp chuyên). Ngoài ra các trường ngoài công lập còn tuyển 20.188 HS, trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển 10.222 HS, hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tuyển 10.835 HS. Về cơ bản, việc tuyển sinh lớp 10 không có gì thay đổi so với những năm trước. Số địa phương thực hiện xét tuyển vào lớp 10 vẫn như cũ là: Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Thủ Đức, Q.2, Q.9, Q.6 và Q.Bình Tân. Các địa phương còn lại thực hiện thi tuyển.
Về điều kiện dự tuyển: tất cả học sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM, không phân biệt hộ khẩu (tức là HS trường tư thục cũng được dự tuyển). Thí sinh thi tuyển sẽ được đăng ký ba nguyện vọng vào lớp 10 thường, bốn nguyện vọng vào lớp 10 chuyên.
* Thưa ông, chủ trương của sở như thế nào khi nhiều trường THPT công lập ở tốp giữa và tốp dưới năm nay giảm chỉ tiêu, trong khi một số trường ở tốp trên lại tăng chỉ tiêu?
- Việc xét duyệt chỉ tiêu căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất (số phòng học), khả năng giảng dạy, số học sinh lớp 12 sẽ ra trường năm nay và tình hình dân cư trong khu vực của trường đó.
* Ông đánh giá như thế nào về phương án tuyển sinh lớp 10 đăng ký theo ba nguyện vọng trước khi thi? Mùa tuyển sinh năm trước có bao nhiêu HS đạt điểm cao nhưng rớt cả ba nguyện vọng?
- Trong những năm qua, giáo viên chủ nhiệm đã tư vấn rất tốt cho phụ huynh và học sinh chọn nguyện vọng sao cho phù hợp khả năng, thuận tiện việc đi lại học tập trên cơ sở tìm hiểu kỹ các trường trên địa bàn cư trú, các trường dự định đăng ký nguyện vọng vào học nên số HS đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển cả ba NV không đáng kể. Cụ thể năm vừa qua chỉ có 11 HS đạt điểm cao nhưng rớt lớp 10 công lập. Trong đó có ba HS không đăng ký nguyện vọng 2, 3; bảy HS đã xác định học ở trường ngoài công lập.
Năm nay sở đã chỉ đạo các trường THCS cần tổ chức họp và tư vấn cho phụ huynh, học sinh khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 cần xét tới các yếu tố: năng lực học tập của HS, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của từng trường, cự ly đi lại từ nhà đến trường THPT mà mình định đăng ký và cũng nên tham khảo thêm bảng điểm chuẩn vào lớp 10 của năm học trước.
* Hầu hết thí sinh đều rất quan tâm đến đề thi tuyển sinh vào lớp 10, chủ trương của Sở GD-ĐT TP trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Nội dung đề thi nằm trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD-ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đây là một kỳ thi tuyển nên chủ trương chung là sẽ có câu hỏi “mở” nhằm kiểm tra khả năng suy luận, sáng tạo của thí sinh.
* Thưa ông, mùa tuyển sinh năm 2012 đã có một số phụ huynh khiếu nại về việc phân tuyến vào lớp 10 (ở địa phương thực hiện xét tuyển): HS phải đi học xa nhà trong khi có trường khác ở gần nhà lại không được vào học. Mùa tuyển sinh năm nay, Sở GD-ĐT TP sẽ làm gì để hạn chế tình trạng này?
- Sở đã có văn bản hướng dẫn việc xét tuyển nêu rõ: tùy tình hình thực tế về trường lớp, đội ngũ của mỗi trường, hội đồng tuyển sinh của các trường THPT phối hợp với phòng GD-ĐT căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của các trường tham mưu với UBND quận, huyện, thực hiện tuyển sinh theo phương án lấy điểm tối thiểu chung cho toàn quận, huyện sau đó sắp xếp học sinh vào các trường THPT theo địa bàn cư trú kết hợp với địa bàn trường để không có trường hợp HS phải đi học xa nhà.
* Dư luận cho rằng ở những địa phương thực hiện xét tuyển vào lớp 10 thì chất lượng đầu vào không cao bằng thi tuyển?
- Hai năm trở lại đây các quận, huyện thực hiện xét tuyển vào lớp 10 vẫn phải làm công tác phân luồng HS chứ không tuyển 100% HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập như trước nữa. Chỉ riêng Cần Giờ do điều kiện đặc thù là vùng khó khăn nên tỉ lệ HS vào lớp 10 công lập có cao hơn các quận, huyện khác nhưng cũng không được phép tuyển hết 100% vào công lập. Năm nay ngành GD-ĐT TP sẽ đẩy mạnh công tác phân luồng HS sau trung học. Điều này thể hiện rõ ở chỗ: chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường TCCN tăng cao hơn so với năm trước. Sở cũng đã yêu cầu các trường THCS ngoài việc tuyên truyền trực tiếp cho phụ huynh và học sinh, nhà trường cần tổ chức những chuyến tham quan trường TCCN cho HS lớp 9. Sau khi có kết quả tuyển sinh lớp 10, nhà trường THCS sẽ có nhiệm vụ tổ chức họp tất cả phụ huynh của HS bị rớt lớp 10 công lập. Trong cuộc họp này, giáo viên sẽ tư vấn cho HS đi học nghề, học giáo dục thường xuyên...
Đối với những HS mà khả năng học tập bậc phổ thông hạn chế, tôi khuyên các em nên học TCCN. Hiện Bộ GD-ĐT đã cho phép trường TCCN được phép vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa. Như vậy, học sinh lớp 9 sau khi học 3,5 năm ở trường TCCN thì sẽ lấy được bằng nghề và có thể thi tốt nghiệp THPT để lấy bằng tú tài (nếu có nhu cầu). Điều này có nghĩa các em sẽ được dự thi tuyển sinh đại học như bao thí sinh khác. Tôi cũng thông tin thêm: TP hiện đang thiếu nguồn nhân lực là công nhân kỹ thuật, nhiều ngành nghề ra trường là có việc làm ngay như điện, điện công nghiệp, cơ khí ôtô, xây dựng, hàn, tiện, du lịch, điện tử,...

Sẽ công bố môn thi thứ 3 trước ngày 11-5
Thí sinh dự thi vào lớp 10 bằng hình thức thi tuyển sẽ thi ba môn: toán, ngữ văn và môn thứ ba (được công bố vào ngày 11-5-2013, năm trước là môn ngoại ngữ) trong hai ngày 21 và 22-6-2013. Những học sinh được dự xét tuyển là những học sinh dự thi đủ ba bài thi tuyển sinh vào lớp 10 và không có bài thi nào bị điểm 0.
Điểm xét tuyển: là tổng điểm ba bài thi tuyển sinh vào lớp 10 (trong đó môn ngữ văn và môn toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1) và điểm ưu tiên, khuyến khích được cộng thêm (nếu có). Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.

...Newstar Đan Phượng...

Tiếng anh cho trẻ em

Nhãn: ,


Tiếng Anh Thiếu Nhi – New-star Kids là khoá học nền tảng được thiết kế dành cho các em tuổi từ 7-12. Khoá học bao gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, cũng như Ngữ âm, Phát âm và xây dựng vốn từ vựng. Do tầm quan trọng của việc giao tiếp miệng, khoá học sẽ tập trung phát triển kỹ năng Nghe hiểu và Nói lưu loát. Tùy vào đối tượng, NewStar sẽ xếp các em vào các lớp có cấp độ khác nhau

MỤC TIÊU KHÓA HỌC  
- Các em có được nền tảng về phát âm và từ vựng ngay từ nhỏ
- Luyện tập cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ đơn giản 

- Luyện giao tiếp phản xạ 
- Biết cách tư duy và luyện phát triển tiếng Anh hàng ngày 
- Nền tảng kiến thức để học các trình độ cao hơn 
NỘI DUNG KHÓA HỌC  
Let’s go (Kid) là giáo trình mới nhất của Oxford dành cho lứa tuổi trẻ em. Thông qua cuốn giáo trình này, các em được hoà mình vào cuộc sống sôi động của nhóm bạn nhỏ tuổi gồm có John, Jenny, Kate, Linda, Peter và Andy. 
 Với kết cấu cuốn sách đơn giản, đầy màu sắc, mỗi bài học bao gồm nội dung chính: 
- Phần 1: Các từ vựng liên quan với mỗi bài 
- Phần 2: Mẩu chuyện tranh vui về cuộc sống đám bạn nhỏ 
- Phần 3: Nghe và kể tên đồ vật 
- Phần 4: Bài hát thiếu nhi và các giai điệu vui 
- Phần 5: Những trò chơi bổ ích  như: Đố chữ, tìm đường, phân biệt tranh, kể tên các đồ vật…   
Giáo trình: Let’s Go + Tài liệu phát tay 
 Mời  Các bậc phụ huynh đưa con em mình  đến TT New Star  đăng ký  học
ĐT: 0433.886.507
ĐC: Đội 5 thôn Đại Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013

Nhãn:


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “Điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức”.


Các ý kiến này đã được Lãnh đạo Bộ GD-ĐT phân tích, tiếp thu trên cơ sở đó dự kiến phương án xác định điểm sàn mới, hợp lý hơn, dự kiến áp dụng từ năm 2013. Phóng viên của chúng tôi đại đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bùi Văn Ga về dự kiến phương án điểm sàn mới.
Xin Thứ trưởng cho biết những ý kiến mà Bộ ghi nhận được thông qua các diễn đàn về điểm sàn?
- Trước hết, thay mặt Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tôi xin chân thành cám ơn bạn đọc của diễn đàn “Điểm sàn” do báo Giáo dục và Thời đại tổ chức đã góp nhiều ý kiến rất bổ ích để xác định điểm sàn hợp lý.
Đại bộ phận những người tham gia góp ý kiến hay bình luận đều nhìn nhận là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính qui là nghiêm túc và tin cậy nhất hiện nay. Vì vậy trước mắt khó có phương án nào mang tính khả thi có thể thay thế cho kỳ thi này.
Về điểm sàn, hầu hết các ý kiến đều thấy cần thiết phải duy trì điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào tuy nhiên cần nghiên cứu cách xác định điểm sàn hợp lý sao cho một mặt đảm bảo chất lượng và mặt khác, không gây khó khăn về nguồn tuyển sinh cho các nhà trường.
Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “Điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến. Bộ rất mong bạn đọc tiếp tục góp ý kiến cho phương án này. Nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay.
Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013, Tuyển sinh ĐH-CĐ, Giáo dục - du học, diem san, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuy?n sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc
Thí sinh dự thi đại học năm 2012
Qua thực tế và những ý kiến đóng góp, Lãnh đạo Bộ có thấy những bất cập trong cách xác định điểm sàn hiện nay?
- Điểm sàn hiện nay dựa vào chỉ tiêu của từng khối thi và dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các vùng miền. Điểm sàn từ trước đến nay luôn cao hơn điểm bình quân của các môn thi mà thí sinh đạt được.
Phương án xác định điểm sàn như hiện nay đã thể hiện tính hiệu quả của những năm đầu khi nhu cầu học của người dân rất lớn nhưng số trường ít. Hiện nay nguồn cung đã tăng, người học có nhiều sự lựa chọn, nhiều thí sinh trên điểm sàn nhưng quyết tâm đeo đuổi việc thi vào học những ngành và trường yêu thích, không học những trường còn chỉ tiêu.
Mặt khác, xu thế sinh viên dồn về các thành phố lớn để học tập ngày càng tăng nên việc thí sinh trượt ở các trường ở thành phố lớn quay về địa phương để học rất ít xảy ra. Điều này dẫn tới thực trạng là mặc dù hệ số dư dôi lớn, vẫn xảy ra tình trạng có trường không tuyển đủ thí sinh. Do đó việc xác định điểm sàn cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Vậy Thứ trưởng cho biết Bộ GD-ĐT đã khắc phục như thế nào?
- Thứ nhất, vẫn duy trì điểm sàn dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tổng chỉ tiêu xác định như hiện nay. Thứ hai, sau khi thực hiện nguyên tắc này mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu do các nguyên nhân phân tích trên đây thì thực hiện việc mở rộng nguồn tuyển đến ngưỡng giới hạn mà chất lượng đầu vào có thể chấp nhận được kèm theo xét kết quả thi tốt nghiệp của thí sinh.
Được biết, các chuyên gia của Bộ đã nêu lên phương án Điểm sàn 2 mức, Thứ trưởng cho biết cụ thể phương án này?
- Sẽ có hai mức điểm sàn. Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.
Thống kê kết quả thi những năm gần đây cho thấy tổng điểm bình quân này của các khối thi (điểm sàn dưới) thường nằm trong khoảng từ 11 - 12 điểm, nghĩa là thấp hơn 2 điểm so với điểm sàn của từng năm (điểm sàn trên).
Đối với thí sinh đạt kết quả thi trên điểm sàn trên thì các nhà trường xét trúng tuyển như đã làm lâu nay, không có gì thay đổi. Đối với thí sinh có kết quả thi nằm giữa điểm sàn trên và điểm sàn dưới thì các nhà trường xét thêm điểm tốt nghiệp phổ thông để quyết định điều kiện trúng tuyển cho thí sinh.
Điểm sàn dưới có thể xác định được ngay sau khi có phổ điểm được công bố. Điểm sàn trên có thể do Hội đồng xác định điểm sàn họp xét đề xuất hay dựa vào kết quả thống kê của nhiều năm qua là tăng 2 điểm so với điểm sàn dưới đối với các khối thi tương ứng.
Cách thứ hai đơn giản hơn. Kết quả thi năm 2012 cho thấy có hơn 200.000 thí sinh của tất cả các khối thi có điểm nằm giữa hai mức điểm sàn nêu trên trong khi chỉ tiêu còn thiếu của tất cả các trường chỉ khoảng 30.000. Vì vậy để tuyển đối tượng này có chất lượng, các trường cần xét thêm kết quả tốt nghiệp phổ thông.
Bộ GD-ĐT có dự kiến những tình huống sẽ xảy ra nếu phương án xác định điểm sàn này được áp dụng?
- Những trường lâu nay tuyển đủ thí sinh trên điểm sàn thì hoàn toàn không có gì thay đổi nếu phương án này được áp dụng. Phương án điểm sàn dự kiến có lợi cho những trường tốp dưới gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Để ưu tiên cho những thí sinh đạt điểm trên sàn trên thì trong 2 đợt xét tuyển đầu tiên, các trường chưa nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh dưới mức sàn này. Kể từ đợt xét tuyển thứ ba trở đi, nếu chỉ tiêu tuyển sinh vẫn chưa đủ thì các trường được xét tuyển những thí sinh có điểm thi đến điểm sàn dưới kết hợp với xét kết quả thi tốt nghiệp phổ thông. Trong tất cả các đợt xét tuyển thì những thí sinh đạt trên điểm sàn trên được ưu tiên xét trước.
Thứ trưởng khẳng định như thế nào về ưu điểm của giải pháp điểm sàn 2 mức?
- Thứ nhất là vẫn lấy yếu tố chất lượng làm mục tiêu số 1, điểm sàn trên như lâu nay vẫn được duy trì và đảm bảo tuyển ít nhất 90% tổng chỉ tiêu. Thứ hai, tạo cơ hội cho những thí sinh có năng lực thật sự nhưng không may đạt kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thấp được xét tuyển kèm theo kết quả thi phổ thông. Thứ ba, phương án này tạo điều kiện sử dụng hết công suất hiện có của hệ thống giáo dục đại học, tránh lãng phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào.
Phương án xác định điểm sàn này phù hợp với Luật Giáo dục Đại học về tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển), không ảnh hưởng đến phương pháp học tập và chuẩn bị thi của thí sinh (vì chỉ dùng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét kết hợp chứ không dùng kết quả học tập 3 năm phổ thông).
Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, mang tính kỹ thuật. Bộ đang nghiên cứu giải pháp tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp, ổn định lâu dài song song với quá trình đổi mới việc dạy và học ở bậc phổ thông.
Xin cảm ơn Thứ trưởng.
Theo Bạch Ngọc Dư (Giáo dục & thời đại)

Có thể nộp hồ sơ cùng một khối vào hai trường?

Nhãn:


Thí sinh có thể nộp nhiều hồ sơ, tuy nhiên đến ngày thi thì chỉ được tham dự một trường hoặc một khối nếu trùng nhau.

Xin cho em hỏi là em có thể nộp hồ sơ cùng một khối vào 2 trường ĐH khác nhau: một trường tổ chức thi tuyển và một trường không tổ chức thi tuyển được không ? - thí sinh ở địa chỉ email Me0_emo@yahoo.com.vn.
Thầy Trần Từ DuyThường trực Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐHQG TP.HCM:
Chào em, theo quy định, thí sinh có thể nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT tùy thích, có thể nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT vào nhiều ngành của cùng một trường hay nhiều khối thi của cùng một ngành, tuy nhiên, ở mỗi đợt thi, thí sinh chỉ có thể tham dự tại một ngành của một trường. Trong trường hợp cụ thể của em, em muốn nộp hồ sơ vào trường có tổ chức thi tuyển và trường không tổ chức thi tuyển thì có 2 trường hợp:
- Nếu em có nguyện vọng 1 vào trường có tổ chức thi tuyển và xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường không tổ chức thi tuyển, em chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ vào trường có tổ chức thi và tham dự thi. Sau khi có kết quả, nếu em không trúng tuyển vào trường, em sẽ được cấp phiếu chứng nhận kết quả thi để nộp xét tuyển vào trường không tổ chức thi.
- Nếu em có nguyện vọng 1 vào trường không có tổ chức thi, và muốn nộp 2 bộ hồ sơ để đến ngày thi sẽ chọn lựa một trường để thi thì em nộp cả 2 bộ hồ sơ ĐKDT. Trong đó, với trường không tổ chức thi, trên hồ sơ ĐKDT, tại mục 2, em tên trường thi nhờ và ghi rõ tại mục 3 trường không tổ chức thi.
Theo Giaoduc.edu